Xem thêm

Mách bạn hiểu rõ về NFT (Non-fungible Token)

3 mins
Bởi Vi Vi
Cập nhật bởi Viet Anh
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Nhận biết Non – Fungible token
  • Liệu Non – Fungible token có thể tiếp bước DeFi thành xu hướng tiếp theo?
  • CryptoKitties - Dự án nuôi "Mèo ảo" khai phá tiềm năng của NFTs.
  • promo

Sau cơn sốt về DeFi từ đầu năm nay 2020, các dự án DeFi hàng đầu đều đã từng tăng trưởng khủng từ 5-50 lần và số lượng tài sản khóa trong DeFi vượt 10 tỷ đô, nhà đầu tư đang tìm kiếm một xu hướng mới để đầu tư. Gần đây từ khóa NFTs liên tục được cộng đồng quan tâm và thảo luận. Liệu các dự án phát triển NFT (Non – Fungible token) sẽ nối tiếp thành công của xu hướng DeFi?

NFT là gì?

NFT là viết tắt của chữ Non-fungible Token – nghĩa là token không thể thay thế được hay token độc nhất. Để hiểu rõ khái niệm NFT, bạn cần hiểu rõ Fungible Token là gì, trước khi hiểu Non-fungible Token là gì?
  • Fungible Token là một loại token mã hóa trên Blockchain mà các token Fungible đều bình đẳng và có thể hoán đổi cho nhau. Ví dụ: đơn vị đô Mỹ hoặc Bitcoin hoặc 1 kg vàng nguyên chất hoặc mã thông báo ERC20. Tất cả định giá đều tương đương, chúng giống nhau và có giá trị như nhau. Chúng có thể hoán đổi một với một cho nhau. Đây là một token có thể thay thế được.
  • Mặc khác, Non-fungible Token (NFT) lại là các token không thể thay thế, chúng hoàn toàn khác biệt và đặc biệt, đại diện cho một loại tài sản duy nhất. Mỗi mã token đều hiếm, với các thuộc tính duy nhất và giá trị khác nhau. Ví dụ: mã tokens CryptoKitty, thẻ sưu tập, vé máy bay hoặc tranh nghệ thuật. Mỗi mặt hàng đều có đặc điểm, chi tiết cụ thể và có thể phân biệt rõ ràng với mặt hàng khác. Chúng không thể hoán đổi một với một cho nhau. Chúng có thể phân biệt được.
Token NFT được sử dụng để tạo ra sự khan hiếm kỹ thuật số có thể xác minh được. NFT là các mã thông báo độc đáo và đặc biệt mà bạn chủ yếu có thể tìm thấy trên các blockchain EVM.
ERC-20 và ERC-721
Nhìn vào phép so sánh giữa ERC – 20 Token và ERC – 721 Token, ERC-721 là giao diện tiêu chuẩn cho NFT Tokens (nhưng cũng có các NFT khác, như ERC1155). ERC721 là một bộ quy tắc giúp NFT của bạn dễ dàng giao tiếp với những người/ứng dụng/hợp đồng khác. ERC721 là một tiêu chuẩn mở và miễn phí, mô tả cách tạo các mã thông báo NFTs trên các blockchain tương thích với EVM. Mặc dù hầu hết các mã thông báo đều có thể thay thế được (không thể phân biệt được), các mã thông báo ERC721 đều là duy nhất, với danh tính và thuộc tính riêng. Hãy coi chúng giống như những món đồ sưu tập hiếm có – mỗi chiếc là một món đồ độc nhất với số sê-ri riêng. ERC20: các mã thông báo giống hệt nhau. ERC721: mã thông báo duy nhất Một số mã NFT Tokens có yêu cầu cao điển hình các ứng dụng như CryptoKitties, Decentraland, CryptoPunks và nhiều loại khác.

CryptoKitties – Dự án khai phá tiềm năng của NFTs.

CryptoKitties là một trò chơi nuôi mèo ảo, nhiệm vụ của người chơi là lai tạo các giống mèo được gọi là CryptoKitties và sau đó trao đổi, buôn bán bằng tiền ảo. Những con mèo này là độc nhất vô nhị và 100% thuộc sở hữu của bạn. Vào cuối năm 2017, NFTs đã có một bước vào đáng chú ý trong thế giới blockchain với sự thành công của CryptoKitties. Mỗi chiếc là một món đồ sưu tập duy nhất, có số sê-ri riêng, có thể được so sánh với thẻ DNA của nó. Điều này giải phóng một mối quan tâm chưa từng có đối với NFT, điều này đã đi xa đến mức làm tắc nghẽn mạng Ethereum. Chỉ riêng thị trường CryptoKitties đã tạo ra 12 triệu đô la trong hai tuần sau khi ra mắt và tổng cộng hơn 25 triệu đô la. Một số loại tiền mã hóa hiếm thậm chí còn được bán với giá 600 ETH (220.000 USD). Điểm mạnh của NFT nằm ở chỗ mỗi mã tokens là duy nhất và không thể bị nhầm lẫn với mã khác – chẳng hạn như bitcoin, có thể hoán đổi cho những mã tokens khác.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ViVi_Profile.png
Tốt nghiệp chuyên ngành tài chính từ trường Đại học Goethe Frankfurt, Đức, tôi có niềm đam mê về tài chính và đầu tư. Bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, chỉ số chứng khoán mỹ, tiền tệ cách đây 6 năm, cũng như là người làm về truyền thông cho các dự án Blockchain. Đồng thời là quản lý cộng đồng và phát triển các kênh truyền thông cho BeinCrypto Việt Nam.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ