Xem thêm

Nhân viên Opensea bị kỷ luật vì trục lợi từ thông tin nội bộ

3 mins
Cập nhật bởi Subin Van
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Tóm lại

  • Opensea kỷ cương hay quá khắt khe!
  • Opensea cần làm gương để bảo vệ không gian trao đổi NFT sạch
  • promo

Một tình huống hy hữu khi Opensea công khai tiết lộ về hành vi trục lợi của nhân viên công ty. Bằng cách lợi dụng thông tin nội bộ, nhân viên này đã mua các sản phẩm giảm giá được ưu tiên hiển thị. Qua đó, người này đã hời được một khoản tiền lớn.

Opensea kỷ cương hay quá khắt khe!

Trên thực tế, việc nhân viên của một công ty nắm nhiều thông tin nội bộ là chuyện bình thường. Đối với một công ty truyền thống, nhân viên có thể hưởng lợi nếu biết trước thông tin nội bộ.

Ví dụ: Công ty A đã niêm yết sàn chứng khoán. Nhân viên của công ty dự đoán giá sẽ tăng vì một thương vụ lớn. Vì thế, người này quyết định mua một lượng cổ phiếu của công ty. Nếu giá cổ phiếu tăng sau sự kiện trên, đó là cách nhân viên này hưởng lợi từ thông tin nội bộ.

Tuy nhiên, vấn đề trên khó thể bị phát hiện và cũng không gây thiệt hại lớn cho công ty. Nhưng nếu bị phát hiện cũng hiếm khi công ty công khai “chỉ trích” nhân viên của họ. Do đó, thông báo mà Opensea công bố vào ngày 15/09 lại khiến mọi người ngạc nhiên.

Vậy có phải Opensea quá khắt khe?

Vậy có phải Opensea quá khắt khe?

Trong thông báo, Opensea giải thích về những quy định rõ ràng trong chính sách công ty, như là:

  • “Các thành viên trong nhóm OpenSea không được mua hoặc bán từ các bộ sưu tập hoặc người sáng tạo. Trong khi, chúng tôi đang giới thiệu hoặc quảng cáo chúng. (Ví dụ: trên trang chủ của OpenSea).
  • Các thành viên trong nhóm OpenSea bị cấm sử dụng thông tin bí mật để mua hoặc bán bất kỳ NFT nào. Cho dù có sẵn trên nền tảng OpenSea hay không. “

Điều này đồng nghĩa, Opensea đã tạo ra một văn hóa công ty có kỷ cương và đề cao tính minh bạch. Đối với các nhân viên, việc mua một sản phẩm tốt sẽ dễ dàng hơn khách hàng. Điều này gây ra vấn đề bất công bằng và hạn chế khả năng khách hàng tiếp cận sản phẩm trên Opensea.

Xem thêm: OpenSea là gì? Cách tự bán NFT của riêng bạn trên OpenSea

Opensea cần làm gương để bảo vệ không gian trao đổi NFT sạch

Có lẽ, sự việc trở nên nghiêm trọng khi một đoạn tweet đã tố cáo hành vi này gần thời điểm Opensea thông báo. Cụ thể, người dùng twitter có tên là “Zuwu” đã tiết lộ về hành động trục lợi từ một nhân viên. Hành động mua các tác phẩm ngay khi niêm yết và bán chốt lời khiến doanh số bán hàng giảm mạnh.

Có thể thấy, vấn đề này diễn ra khi thị trường mua bán các vật phẩm NFT ngày càng phát triển. Hơn thế, các sản phẩm mã hóa NFT có giá trị cao hơn các tác phẩm truyền thống. Chính điều này khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên “tham lam”.

Ngược lại, thị trường NFT cũng bị nhiều người xem là công cụ để thực hiện hành vi rửa tiền. Mức độ nổi tiếng của các sản phẩm mã hóa NFT cũng đặt ra vấn đề lớn về tính minh bạch và đáng tin cậy. Vì vậy, Opensea có lý do để đưa ra những chính sách khắt khe để bảo vệ không gian mạng.

Theo bạn, bạn có đồng tình với hành động của Opensea? Chia sẻ ngay ý kiến trong nhóm Telegram của chúng tôi nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản với thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Bất kỳ hành động nào người đọc thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi, họ cần phải đánh giá lại và hoàn toàn chịu rủi ro từ quyết định của chính họ.

ava-subin.png
Subin Van
Subin Van đã có 10 năm làm công việc viết lách. Trong hơn 5 năm gần đây, Subin Van tích lũy kinh nghiệm về đầu tư tiền điện tử. Cô cũng là cố vấn truyền thông cho các công ty khởi nghiệp Blockchain. Những bài viết của cô chuyên về cập nhật tin tức, phân tích kỹ thuật, tổng hợp thông tin nền tảng cho nhà đầu tư mới. Nhờ vào chuyên môn báo chí, Subin Van đã xuất bản các bài viết chất lượng, bổ ích cho các độc giả.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ