Xem thêm

Stormgain là gì? Hướng dẫn giao dịch trên sàn Stormgain [2023 Update]

12 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Đối với những người mới tham gia thị trường tiền điện tử và mới bắt đầu làm quen với hoạt động giao dịch. Thì ngay cả những giao diện biểu đồ cơ bản nhất vẫn có thể khiến họ rối trí. Đó là lý do tại sao BeInCrypto chúng tôi chuẩn bị bài viết này. Nhằm tạo ra một hướng dẫn hữu ích cho người mới. Để giúp bạn làm quen với cách điều hướng giao diện. Cụ thể là làm quen với các thành phần trong giao diện của nền tảng Stormgain.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Nếu bạn là người hoàn toàn mới và chưa biết Stormgain là gì? Đừng lo, chúng ta sẽ đi từng bước. Không chỉ nói riêng về đồ thị Stormgain. Nhưng những gì bạn học được trong bài viết này cũng sẽ tương tự như những gì bạn tìm thấy trên bất cứ sàn giao dịch nào hay bất cứ biểu đồ giá nào. Nghĩa là, hướng dẫn này sẽ mang tính tổng quan nhất cho những ai mới bắt đầu. Trong tương lai, chúng tôi sẽ có thêm những bài viết chuyên sâu và công phu hơn để khám phá tất cả các khía cạnh khác.

Giao diện chính của sàn giao dịch

Giao diện của sàn StormGain

Chúng tôi sẽ sử dụng việc giao dịch trên sàn Stormgain làm mẫu. Điều được chú trọng đầu tiên mỗi khi bạn login vào sàn giao dịch là một giao diện trông giống như hình trên đây. Ở bên trái, bạn sẽ thấy đa dạng các cặp tiền giao dịch. Ở phía dưới, là các giao dịch hiện đang mở của bạn. (Vị trí này sẽ hoàn toàn trống vì đây là lần đầu bạn bước vào sàn). Ở phía bên phải, bạn có thể thấy số dư trong ví mình. Và lúc này nó sẽ là zero vì bạn chưa nạp tiền vào. Cuối cùng, biểu đồ giá nằm ngay chính giữa. Biểu đồ này sẽ là nơi chúng ta dành phần lớn thời gian quan sát. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ lưu ý về một số yếu tố khác.

Các cặp tiền giao dịch

Các cặp tiền giao dịch trên Stromgain

Các cặp tiền giao dịch mà bạn nhìn thấy phía bên trái đóng vai trò như những phím tắt để dẫn bạn đến biểu đồ thị trường của cặp tiền đó. Stormgain hỗ trợ nhiều loại tài sản kỹ thuật số phổ biến. Không chỉ có Bitcoin, mà còn hỗ trợ các đồng tiền điện tử như: Ethereum, XRP, Litecoin và Dash. Chúng đươc liệt kê ra một số ít trong tab “Phổ Biến”. Nhưng nếu bạn muốn nhìn thấy nhiều hơn, có thể nhấp vào tab “Tất cả công cụ”. Tại tab này, có một danh sách đầy đủ các đồng tiền được Stormgain hỗ trợ giao dịch.

Ngoài ra, bạn cần chú ý, chúng được liệt kê trộn lẫn giữa các cặp giao dịch trên Tether (USDT) và giao dịch trên Bitcoin (BTC). Nên bạn cần xác định mình muốn giao dịch cặp tiền nào. Cũng không quá khó khăn để làm quen nó.

Giao dịch đang mở của tôi

Một lần nữa, nhắc lại. Vì lần đầu bạn đăng nhập sàn, nên khu vực này sẽ hoàn toàn trống. Nhưng khi bạn bắt đầu thực hiện những giao dịch trên sàn Stormgain, thì đây là chỗ hiển thị các lệnh của bạn. Bạn có thể nhấp vào từng lệnh để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc hủy bỏ lệnh tùy ý.

Cách giao dịch trên sàn Stormgain cũng không quá phức tạp. Bạn có thể bắt đầu một giao dịch mới bằng cách nhấp vào “Mở giao dịch” (nút màu xanh lá cây). Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn sau. Nói chung, vị trí “Giao dịch đang mở của tôi” này là nơi bạn xem và theo dõi các hoạt động giao dịch hiện tại của mình.

Ví của tôi

Mục "Ví của tôi" trên Stormgain

Mục “Ví của tôi” là nơi bạn lưu trữ tiền điện tử của mình. Ví Stormgain cung cấp các ví cho mọi loại tài sản mà bạn mua trên nền tảng này. Và ở mỗi tài sản, sẽ hiển thị cụ thể bạn đang sở hữu bao nhiêu. Ngoài ra, bạn có thể bấm vào từng cái để biết thêm thông tin, cũng như thực hiện các chức năng tùy chọn như là “Nạp tiền” và “Rút tiền”.

Có một vài điều cần lưu ý về “Ví của tôi”. Đầu tiên, số tiền chỉ nên được lưu trữ trên sàn giao dịch trong một thời gian ngắn, nếu chúng không được tích cực giao dịch. Bạn không nên xem sàn giao dịch như một ngân hàng, ngay cả đối với những sàn có uy tín như là Stormgain đi nữa. Để lưu trữ tài sản của mình lâu dài hơn, bạn nên lưu trữ trong ví lạnh hoặc những công cụ lưu trữ tương đương khác. Thay vì, lưu trữ lâu dài trên ví Stormgain.

Một điều cần lưu ý khác, trong khi hầu hết các ví đã được thiết lập để hoạt động tốt dành riêng cho tài sản tương ứng, vì đối với ví Tether có chút khác biệt. Bạn cần phải biết, Stormgain sử dụng Omni Tether – một trong nhiều biến thể của Tether. Đây là điều quan trọng khi bạn muốn gửi Tether vào sàn Stormgain, hãy dành thời gian để kiểm tra phiên bản Tether mà bạn đang sử dụng.(Cảnh báo: nếu mắc sai lầm có thể khiến bạn mất tiền).

Những điều quan trọng khác cần lưu ý

Ở phía bên phải có một khu vực tên là “Báo cáo”. Ở đây bạn sẽ nhìn thấy lịch sử của chuyển tiền và giao dịch. Đây là có thể là thông tin có giá trị đặc biệt để giúp bạn theo dõi lợi nhuận hoặc thua lỗ trong dài hạn của mình. Hiện tại chưa có gì hiện ra ở đây. Nhưng bạn cần lưu ý, bất cứ sàn giao dịch nào cũng sẽ có một nơi để bạn xem lại lịch sử của mình. Có một số sàn giao dịch sẽ phong phú tính năng hơn những sàn khác.

Bên cạnh khu vực “Báo cáo”, bạn sẽ thấy còn có một pop-up trò chuyện (màu xanh góc dưới bên phải). Nhấp vào đây sẽ mở ra một hộp thoại hỗ trợ khách hàng. Một sàn giao dịch bình thường sẽ không mất quá nhiều thời gian phản hồi. Nhưng điều này cũng tùy thuộc vào khối lượng công việc hỗ trợ.

Ở góc trên bên trái (gần vị trí logo của Stormgain). Là nơi bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa cửa sổ “Giao dịch” và “Trao đổi”. Nhưng cũng đừng lo lắng về sự khác biệt này. Đối xứng với mục này, phía góc trên bên phải là các tùy chọn về tin nhắn, ngôn ngữ, hồ sơ. Tất cả đều khá dễ dàng nhận biết. Cuối cùng, nhiều sàn giao dịch cũng đề xuất tính năng mua tiền điện tử bằng thẻ tín dụng. Và chức năng này cũng được hiển thị trực quan trên giao diện chính của Stormgain.

Biểu đồ giá

Biểu đồ giá hay đồ thị giá được xem như là trọng tâm chính của giao dịch sàn giao dịch. Biểu đồ giá đơn giản chỉ là cách minh họa lịch sử hành vi giá trực quan nhất của một loại tài sản nào đó trong một khoảng thời gian cụ thể. Có nhiều loại biểu đồ giá khác nhau. Nhưng những loại biểu đồ giá phổ biến nhất bạn sẽ tìm thấy, là biểu đồ đường kẻ (line), biểu đồ khối (area), biểu đồ hình nến (candles). Chúng ta sẽ tập trung chính yếu vào biểu đồ nến.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng cách đọc đồ thị trên sàn Stormgain làm ví dụ minh họa.

Biểu đồ giá dạng line và dạng area về cơ bản là tương tự nhau, biến động giá chỉ đơn giản là một đường kẻ gấp khúc. Nhiều traders sử dụng biểu đồ hình nến hơn, vì nó cho cái nhìn sâu sắc hơn trong phân tích kỹ thuật. Vì thế, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn về biểu đồ hình nến ngay bây giờ. Chỉ cần nhớ, hầu hết các sàn giao dịch sẽ cung cấp cho bạn các tùy chọn để chuyển đổi giữa các loại biểu đồ với nhau. Tùy chọn này thông thường sẽ nằm phía trên của biểu đồ.

Biểu đồ hình nến

Biểu đồ hình nến là gì?

Mỗi cây nến trên biểu đồ đại diện cho một đơn vị thời gian cố định. Bạn có thể điều chỉnh đơn vị thời gian cho các cây nến này bằng cách sử dụng các phím tắt lựa chọn khung thời gian. Các khung thời gian phổ biến bao gồm 1 ngày, 1 tuần, 4 giờ, 1 giờ thậm chí chỉ 15 phút hoặc thấp hơn. Bạn sẽ tìm thấy thêm nhiều tùy chọn khung thời gian khác nhau hơn nữa. Mặc dù, một số nền tảng chỉ cho phép bạn chọn một vài khung thời gian giới hạn.

Giả sử, trong hình dưới đây, chúng ta có biểu đồ giá với khung thời gian là 1 ngày.

Biểu đồ giá khung thời gian D1

Điều đó có nghĩa là mỗi cây nến đại diện cho sự di chuyển giá trong khoảng thời gian 24 giờ. Nếu nến có màu xanh lá cây, thì ngày hôm đó mức giá kết thúc (hay giá đóng cửa) cao hơn mức giá bắt đầu (hay giá mở cửa). Và ngược lại, nếu nến có màu đỏ. Thì ngày đó hôm đó mức giá kết thúc thấp hơn mức giá bắt đầu của ngày. Phần “thân” của cây nến đại diện cho khoảng biến động giữa giá bắt đầu và giá kết thúc. Nên nếu nến màu xanh thì nó đã bắt đầu từ đáy và kết thúc ở đỉnh, ngược lại với nến màu đỏ.

Để ý kỹ hơn, bạn sẽ thấy có những “râu nến” hay “bấc nến” có xu hướng nhô ra khỏi đỉnh và đáy. Những “râu” nến này cho biết mức giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời gian của nến. Để ghi nhớ cho dễ dàng. Tất cả những thông tin giá chứa trong một cây nến có thể được phản ánh trong chuỗi chữ cái sau. “O H L C”. Tương ứng với:

  • O : open – giá mở cửa
  • H : high – giá cao nhất
  • L: low – giá thấp nhất
  • C: close – giá đóng cửa

Bằng cách này, có thể bạn dễ dàng ghi nhớ và nhận ra các thông tin giá trong một cây nến, mà không phải “căng mắt” với biểu đồ.

Thông tin giá trong biểu đồ nến

Điều chỉnh cách dữ liệu hiển thị

Nhìn chung, sẽ có một vài cách khác nhau để trình bày thông tin. Với đồ thị Stormgain, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi sang một trong những cách đó. Trong bài này chúng tôi sẽ chọn ra những cách hiển thị dữ liệu phổ biến nhất.

Đầu tiên, bạn có thể điều chỉnh khoảng thời gian trình bày biểu đồ giá. Nó mang lợi ích là giúp bạn có được cái nhìn rộng hơn. Giúp bạn phát hiện được những xu hướng dài và những xu hướng ngắn.

Khoảng thời gian trình bày biểu đồ

Tùy chọn này nằm ngay phía dưới bên trái của biểu đồ giá. Bạn sẽ thấy các nút để chuyển khoảng thời gian cụ thể. Chẳng hạn như 1 ngày, 1 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm, v.v…

Ngoài ra, bạn để ý phía dưới bên phải. Có các nút để chuyển đổi cách hiển thị dữ liệu giá theo trục tung. Bằng cách nhấp vào “%”, giá sẽ hiển thị theo phần trăm thay đổi theo thời gian. Điều này giúp bạn xác định chóng lãi hoặc lỗ.

Thay đổi cách hiển thị dữ liệu giá

Bên cạnh đó là nút hiển thị dữ liệu giá theo thang logarit. Phù hợp để quan sát thời gian tăng trưởng dài. Khi chọn quan sát biểu đồ với “log”. Trục Y sẽ không còn tuyến tính nữa. Mà thay vào đó, giá sẽ hiển thị theo mức tăng bao nhiêu phần trăm. Điều này giúp bạn nhìn thấy được sự tăng trưởng của tài sản theo cấp số nhân. Chắc chắn dạng hiển thị này rất hữu ích cho việc xem xét hầu hết các loại tiền điện tử. Đồ thị Stormgain hiển thị tất cả những tùy chọn này rất trực quan.

Chuyển sang biểu đồ giá toàn màn hình

Thông thường, biểu đồ giá hiển thị trong một giao diện chính của sàn chỉ là một phiên bản đơn giản hóa. Cụ thể như là trường hợp đồ thị Stormgain là một ví dụ. Bằng cách nhấp vào “Chỉ báo/Toàn màn hình” nằm phía trên bên phải của biểu đồ. Chúng ta sẽ nhìn thấy một biểu đồ giá lớn hơn, rộng chỗ cho một loại các công cụ và chỉ báo khác để bạn tìm hiểu.

Giao diện biểu đồ lớn hơn

Để khám phá sâu hơn về tất cả những điều, có lẽ sẽ cần những bài viết khác trong tương lai. Và sẽ nói chi tiết hơn về đồ thị Stormgain. Nhưng nhìn chung, các biểu đồ sẽ được trang bị một thanh công cụ nằm dọc phía bên trái của màn hình. Tại thanh công cụ này, bạn có thể làm được rất nhiều thứ như là. Điều chỉnh con trỏ, tạo các đường cơ bản, vẽ tự do trên biểu đồ, thêm văn bản hoặc ký hiệu, đánh dấu các điểm vào lệnh/thoát lệnh, v.v…và nhiều hơn thế nữa.

Nói chung, bạn sẽ sử dụng các công cụ này phủ lên biểu đồ để làm rõ các mẫu hình và tìm kiếm xu hướng. Chúng cũng mang giá trị cao khi bạn chia sẻ quan điểm với người khác. Công cụ khiến cho điều bạn muốn truyền đạt trở nên rõ ràng hơn.

Chúng ta cũng có các chỉ báo (indicator). Các chỉ báo có thể có thể phức tạp hơn các công cụ vẽ một chút. Bởi vì Indicator lấy dữ liệu giá từ thị trường và diễn tả lại theo một cách khác. Sao cho giúp bạn dự đoán được thông tin giá tương lai. Không phải Indicator nào cũng dễ dàng sử dụng. Có thể bạn sẽ mất một chút thời gian học hỏi để áp dụng cho chính xác. Indicator cũng rất đa dạng, có đến hàng trăm loại như thế.

Các sàn giao dịch sẽ hỗ trợ bật các Indicator nào tùy theo mức độ và số lượng khác nhau. Nhưng có một số Indicator phổ biến thường được hỗ trợ. Như là, đường trung bình động, RSI, MACD, Bollinger Bands, và khối lượng, v.v… Đồ thị Stormgain cũng hỗ trợ tất cả những chỉ báo này.

Nhân tiện, BeInCrypto VietNam có triển khai những serie bài học về Indicator. Bạn có thể tìm hiểu thêm về RSI hay là Ichimoku, v.v…

Chỉ báo RSI

Nhận ra những đường xu hướng đầu tiên

Xu hướng đóng vai trò như một khía cạnh lớn chủ đạo trong phân tích thị trường. Thực sự có ba loại xu hướng chính:

  • Xu hướng lên (uptrend)
  • Xu hướng xuống (downtrend)
  • Xu hướng ngang (sideway)

Dù vậy, giữa chúng cũng có nhiều hình thức kết hợp. Xu hướng thay đổi theo các khung thời gian khác nhau, và nhiều lúc khá bất ngờ. Bí quyết để biết khi nào một xu hướng thay đổi. Là bạn cần quan sát thị trường rộng hơn và nhận ra được những mô hình đảo chiều. Những mô hình này không bao giờ đảm bảo 100%. Nhưng nếu kết hợp quan sát với những hình thức nhất định của biểu đồ nến có thể giúp bạn phán đoán gần đúng động lượng của thị trường. Những kiến thức này hẳn sẽ rất hữu ích. Nhưng để đi sâu vào các mô hình đảo chiều, có lẽ chúng ta cần một bài viết khác trong tương lai.

Hình trên đây là minh họa 3 xu hướng chính dựa trên đồ thị Stormgain.

Hình trên đây là minh họa 3 xu hướng chính dựa trên đồ thị Stormgain.

Còn nhiều điều để học hỏi

Trên đây là những rất cơ bản để bạn dễ dàng lần đầu làm quen với giao diện sàn giao dịch nói chung hay đồ thị Stormgain nói riêng. Hy vọng, hướng dẫn trên giúp bạn cảm thấy thỏa mái hơn khi tiếp xúc những tính năng và quan trọng là biểu đồ nến. Bạn sẽ dành nhiều thời gian để quan sát những biểu đồ thế này để thực hiện các giao dịch. Hoặc ngay cả khi bạn chỉ đầu tư thụ động, bạn cũng sẽ quan sát chúng. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ mới là sự khởi đầu sơ đẳng.

Ngoài các công cụ vẽ và chỉ báo (Indicator), bạn sẽ muốn tìm hiểu thêm về xu hướng, mô hình đảo chiều, chiến lược giao dịch, đòn bẩy, v.v… Chúng ta sẽ thảo luận về tất cả những điều này nhiều hơn nữa trong các bài viết tương lai. Nhưng bây giờ, hãy chắc chắn bạn đã thành thạo những kỹ năng cần thiết nhất khi sử dụng một sàn giao dịch tiền điện tử.

Tham gia nhóm cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để cập nhật những bài viết mới nhất nhé.

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

2c61dc3471ee12ead8ff49883b2ed116.png
David Borman
David là một nhà văn tự do với chuyên môn về công nghệ và tiền điện tử. Anh ấy đã viết cả cuộc đời mình, nhưng chuyên nghiệp trong hai năm và hy vọng sẽ ở lại lĩnh vực này mãi mãi. Ngoài tiền điện tử, David theo dõi chính trị, sự kiện hiện tại và tin tức tài chính.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ