Xem thêm

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ phân tích kỹ thuật trong trade coin – Cơ bản từ A-Z

16 mins
Cập nhật bởi Maria Petrova
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram

Giao dịch (trading) là một trong những cách phổ biến nhất để kiếm tiền trong thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, bạn cần có một số lượng kiến thức nhất định trước khi bước vào cuộc chơi. Giá tiền điện tử hay tiền ảo có tính chất biến động mạnh, môi trường giao dịch cũng sống động hơn nhiều so với thị trường forex hay cổ phiếu. Do đó, ngoài việc cập nhật các tin tức thị trường, việc biết cách đọc biểu đồ phâphân tích kỹ thuật trong trade coin sẽ là một lợi thế lớn cho bạn khi giao dịch tiền điện tử.

Tham gia Cộng đồng BeInCrypto trên Telegram để tìm hiểu về các bài phân tích kỹ thuật, thảo luận về tiền điện tử và nhận câu trả lời cho tất cả các câu hỏi của bạn từ các chuyên gia và nhà giao dịch chuyên nghiệp của chúng tôi nhé.

Điều này sẽ cung cấp cho bạn những ý tưởng tốt hơn về thời điểm nào nên tham gia và thời điểm nào nên thoát khỏi các giao dịch, nhằm gia tăng lợi nhuận tiềm năng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn các indicator hiệu quả thường được sử dụng cho Bitcoin và các Altcoin khác, cũng như giúp bạn hiểu được cách sử dụng những mô hình, biểu đồ tiền điện tử phổ biến hiện nay.

Phân tích kỹ thuật trong trade coin là gì?

Phân tích kỹ thuật hay cụ thể hơn, phân tích kỹ thuật trong trade coin là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ giá để xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, và động lực để giúp các nhà giao dịch quyết định giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.

Hiện tại, chúng tôi có một kênh Telegram chuyên thảo luận về phân tích thị trường cũng như phân tích kỹ thuật trong trade coin. Bạn có thể tham gia để được học hỏi nhiều hơn.

Hướng dẫn cách đọc biểu đồ phân tích kỹ thuật trong trade coin - Cơ bản từ A-Z

Phân tích kỹ thuật trong trade coin hoạt động dựa trên tiền đề rằng giá sẽ vận động theo xu hướng, và những chuyển động này thường đi theo mô hình được thiết lập một cách tương đối do tâm lý của thị trường. Nghĩa là dựa trên niềm tin rằng, tâm lý các nhà giao dịch sẽ phản ứng tương tự nhau mỗi khi bắt gặp một tình huống tương tự.

Phân tích kỹ thuật trong trade coin không cố gắng đo lường hay thẩm định giá trị cơ bản của một đồng tiền điện tử riêng biệt. Nhưng nó tận dụng những chỉ báo (Indicators) mang tính toán học, và các mô hình biểu đồ giá được công nhận, để dự đoán xác suất của một biến động trong tương lai.

Tâm lý thị trường tiền điện tử: Bò và Gấu

Thị trường Bitcoin hay thị trường tiền điện tử biến động theo ba hướng: lên, xuống và đi ngang. Một thị trường đang đi lên thường được gọi là thị trường uptrend hay bullish, ngược lại khi thị trường đi xuống thì thường được gọi là downtrend hay bearish. Còn khi thị trường đi ngang với biên độ biến động hẹp, thì thường được gọi là đang side-way hoặc đang lưỡng lự (consolidating). Một câu nói kim chỉ nam nổi tiếng khi phân tích biểu đồ tiền điện tử, đó là:

Xu hướng là bạn

Xu hướng giá có nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn theo xu hướng hiện tại hơn là đảo ngược tình thế. Tâm lý thị trường cũng thường đi theo điều này, vì xu hướng dài hạn là thứ không thường xuyên thay đổi. Một thị trường tăng giá (uptrend) hay giảm giá (downtrend) có thể kéo dài đến một vài năm trước khi chúng bị đảo ngược.

Trong một xu hướng đôi khi có thể xuất hiện những sự phấn khích, hoặc là sự điều chỉnh khiến nó dường như đang đi ngược lại xu hướng chính, nhưng thực chất sau một thời gian giá sẽ tiếp tục trở lại xu hướng ban đầu. Sau tất cả, giá sẽ không đi theo một đường thẳng. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật và nhận diện các mô hình có thể giúp tiết lộ những thay đổi khả dĩ bên trong một xu hướng trên các khung thời gian khác nhau.

Đường trung bình động

Các loại đường trung bình động

Đường trung bình động hay còn gọi là đường MA, là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để phân tích biểu đồ giá tiền điện tử. Chúng hoạt động như một chỉ báo để lọc những biến động “nhiễu” ngẫu nhiên trong ngắn hạn, và giúp theo dõi xu hướng với độ trễ nhất định.

Có hai loại đường trung bình được sử dụng trên biểu đồ tiền điện tử, đó là đường trung bình động đơn giản (đường SMA) và đường trung bình động hàm mũ (đường EMA).

  • Đường SMA – Đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng của một tập hợp các mức giá trong một khoảng thời gian đã thiết lập trước.
  • Đường EMA –  Đường trung bình động hàm mũ thì sử dụng một cách tính trung bình khác sao cho nhấn mạnh tầm quan trọng của những biến động gần nhất, khiến nó phản ứng nhanh hơn với những thông tin mới.

Các đường trung bình động này được sử dụng cùng với nhau để đưa ra một tín hiệu tốt hơn về thời gian mà xu hướng sẽ đảo chiều. Số ngày (hay số chu kỳ) được dùng để tính toán đường trung bình động cũng khác nhau.

Cách sử dụng đường trung bình động

Hai trong số các đường trung bình động được sử dụng phổ biến trên biểu đồ giá tiền điện tử, đó là đường trung bình động 50 ngày đường trung bình động 200 ngày. Chúng thường được dùng để xác định các mẫu xu hướng dài hạn và các khu vực hỗ trợ cũng như kháng cự.

Thêm hai chỉ báo này vào biểu đồ giá Bitcoin có thể giúp bạn xác định thời điểm giá đang nằm trên hay dưới mức giới hạn của một vận động tiềm năng, và xác định khi nào thì quá trình đảo chiều sẽ diễn ra.

Khi hai đường trung bình động 200 ngày và 50 ngày này giao nhau, thì đó trở thành một tín hiệu chính cho sự thay đổi xu hướng và vận động giá trong tương lai. Hiện tượng này cũng được đặt tên một cách khéo léo như sau:

  • Golden Cross – xảy ra khi đường trung bình động của 50 ngày cắt lên đường trung bình động của 200 ngày. Dấu hiệu nhận biết thị trường có thể đảo chiều sang uptrend.
  • Death Cross  – xảy ra khi đường trung bình động của 50 ngày cắt xuống đường trung bình động của 200 ngày. Dấu hiệu nhận biết thị trường có thể đảo chiều sang downtrend.
Đường trung bình động trên biểu đồ giá giá BTC - Tradingview.com
Đường trung bình động trên biểu đồ giá giá BTC – Tradingview.com

Biểu đồ giá Bitcoin trên đây cho thấy hai trường hợp này đã xảy ra ngay trong năm nay, và nó cũng xuất hiện tương tự trong quá khứ. Tùy theo hiện tượng là Golden Cross hay Death Cross mà giá sẽ cứ tiếp tục tăng hoặc giảm trong những tháng tiếp theo.

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm chính yếu cần phải được hiểu rõ khi giao dịch với biểu đồ tiền điện tử vì chúng là một trong những yếu tố được xem xét và sử dụng thường xuyên nhất. Những dao động của thị trường theo thời gian sẽ hình thành nên những vùng giá mà tại đó thường giá sẽ giảm và được gọi là các mức kháng cự (resistance), ngược lại những vùng giá mà tại đó thường khiến giá bật tăng và được gọi là các mức hỗ trợ (support).

Khi giá liên tục tăng trở lại một mức nào đó, mà không thể vượt qua nó, thì mức kháng cự đó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, khi giá giảm liên tục xuống một mức nào đó nhưng không thể nào phá xuống được, thì mức hỗ trợ đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ giá BTC - Tradingview.com
Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ giá BTC – Tradingview.com

Khi giá đi qua được những khu vực này, nó cần có một sự đột phá, để rồi sau đó tìm thấy mức kháng cự hoặc hỗ trợ tiếp theo bên trên hoặc bên dưới nó.

Nếu bạn biết cách xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự như thế này, điều đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên xu hướng của thị trường.

Nếu bạn đang tìm kiếm một sàn giao dịch giao diện thân thiện cho người mới được cấp giấy phép từ Châu Âu, có tài khoản thử nghiệm (demo), hãy tham khảo sàn StormGain.

StormGain là một sàn giao dịch uy tín từ Châu Âu. Nếu bạn đăng ký tài khoản StormGain bằng link này, thì có thể tham gia miễn phí nhóm BeInCrypto Premium với nhiều kiến thức và tín hiệu giao dịch chất lượng.

Fibonacci

Các mức Fibonacci thoái lui cũng được xem là một “vũ khí” quan trọng trong “kho vũ khí” của những trader tiền điện tử. Công cụ này hoạt động dựa trên khám phá của nhà toán học người Ý Leonardo Fibonacci. Khi ông khám phá ra một chuỗi số đơn giản nhưng cấu thành một tỷ lệ tự nhiên của nhiều sự vật hiện tượng trong vũ trụ.

Một loạt các con số cho ra các tỷ lệ tương ứng (0.236, 0.382, 0.500, 0.618, 0.764) có thể được áp dụng lên đồ thị tiền điện tử để xác định các mức thoái lui. Chính các mức này sẽ được sử dụng để dự đoán các khu vực hỗ trợ và kháng cự.

Các mức thoái lui Fibonacci hoạt động dựa trên lý thuyết rằng, trong một xu hướng lớn đang vận động, giá sẽ thoái lui một phần trở về mức giá trước đó rồi tiếp tục xu hướng chính ban đầu.

Các mức Fibonacci thoái lui trên biểu đồ BTC năm 2017 - Investdiva.com
Các mức Fibonacci thoái lui trên biểu đồ BTC năm 2017 – Investdiva.com

Biểu đồ trên cho thấy những mức Fibonacci trong suốt giai đoạn tăng trưởng 2017.

Các chỉ báo kỹ thuật khác

Bên cạnh đường trung bình động và các mức Fibo, còn có một số chỉ báo kỹ thuật khác có thể được áp dụng lên biểu đồ giá Bitcoin để phân tích kỹ thuật.

Đặc điểm của các loại chỉ báo kỹ thuật

RSI – RSI là chỉ số sức mạnh tương đối (viết tắt của Relative Strength Index), là thước đo xem biến động của tài sản có đang quá bán hay là quá mua hay không. Như tên gọi, nó được các trader sử dụng để đo lường sức mạnh của thị trường. Chỉ báo này thường được bật nằm bên dưới biểu đồ, và được chia tỷ lệ từ 1 đến 100. Chỉ số RSI dưới 30 cho thấy tình trạng quá bán, và trên 70 cho thấy tình trạng quá mua.

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật RSI.
Hướng dẫn phân tích kỹ thuật RSI.

Dĩ nhiên, cách sử dụng RSI trong trade coin không đơn giản như thế. Mà còn nhiều mẹo hay và chiếc lược khác.

Lời khuyên: Hiện tại trên BeInCrypto đã có sẵn một serie giải thích và hướng dẫn phân tích kỹ thuật trade coin theo RSI một cách chi tiết và rõ ràng. Bạn có thể đọc qua loạt bài này để có những kiến thức RSI chuyên sâu và vững chắc hơn.

MACD – MACD là đường phân kỳ hội tự trung bình động (viết tắt của Moving Average Convergence Divergence), cũng là một công cụ yêu thích của nhiều traders. Nó là sự kết hợp của một số đường trung bình động để dễ nhìn ra những khác biệt nhằm nhận diện xu hướng chính xác hơn. Ngoài ra chỉ báo này còn đi kèm với Histogram thể hiện mức độ biến động nhanh và chậm của đường trung bình động.

Stochastic – Stochastic là một chỉ báo dao động dùng để đo lường mức độ thay đổi giữa các mức giá trong một chu kỳ nhất định, nhằm dự đoán sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại. Nó cũng được sử dụng để biết liệu một đồng tiền điện tử có đang bị bán quá mức hay được mua quá mức.

Parabol SAR – Parabol SAR hay Parabolic Stop and Reverse, là một chỉ báo thể hiện trên biểu đồ là những dấu chấm nằm bên trên hoặc bên dưới những cây nến, thể hiện khả năng đảo chiều của chuyển động giá và dự báo sự kết thúc của một xu hướng.

Bollinger Bands – Công cụ này đo lường sự biến động của thị trường. Khi giá đi ngang thì đường trên và đường dưới của Bollinger Bands đi ngang và nằm gần nhau. Khi giá pump (bật tăng mạnh) hay dump (rớt mạnh) thì đường trên và đường dưới sẽ của Bollinger Bands sẽ di chuyển cách xa nhau. Hai đường trên dưới này cũng đóng vai trò là mức kháng cự và hỗ trợ.

Ứng dụng của báo kỹ thuật trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Những chỉ báo kỹ thuật hay còn gọi là Indicator nhìn chung khá phong phú và đa dạng. Có indicator xác định xu hướng, có indicator dự báo đảo chiều. Ngoài ra còn có vô số các chỉ báo khác như là Ichimoku Kinko Hyo (IKH), Chỉ số định hướng trung bình (ADX) và Dao động Chaikin…tuy nhiên chúng nằm ngoài phạm vi của hướng dẫn cơ bản này.

Cũng có những chỉ báo khác dành riêng cho Bitcoin như là như khối lượng giao dịch và thanh khoản, Hash Ribbons, Puell Multiple, Dynamic Range NVT Signal, Metcalfe’s law, UTXO metrics, và BTC Energy Value Oscillator (bộ dao động giá trị năng lượng BTC). Tuy nhiên, chúng ra khỏi mức độ sử dụng cơ bản khi đọc biểu đồ, và chúng thuộc về phạm trù phân tích số liệu trên chuỗi (on-chain).

Ứng dụng của báo kỹ thuật trong biểu đồ phân tích kỹ thuật

Biểu đồ hình nến

Bạn khó có thể phân tích giá Bitcoin mà không xem qua biểu đồ nến Bitcoin. Biết cách đọc biểu đồ nến Nhật Bản là một lợi thế lớn. Mỗi cây nến được sử dụng để mô tả hành vi giá trong khung thời gian nhất định. Những cây nến được tạo thành bằng cách sử dụng các thông tin của giá mở cửa (open), giá cao nhất (high), giá thấp nhất (low), giá đóng cửa (close) trong khung thời gian được lựa chọn. (OHLC). Phần được tô đậm được gọi là thân nến, và phần mở rộng hai bên của thân nến được gọi đuôi nến, hay râu nến.

Có nhiều mô hình và tín hiệu khác nhau mà biểu đồ nến sẽ thông báo cho chúng ta biết. Có thể sử dụng chung với những chỉ báo đã nêu trên, để xác định được xu hướng giá sao cho tốt nhất. Infographic dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách xem biểu đồ nến và phân tích biểu đồ nến bằng một số mô hình phổ biến:

Những mô hình nến Nhật phổ biến - Forexelite.com
Những mô hình nến Nhật phổ biến – Forexelite.com

Khung thời gian

Khung thời gian là một khía cạnh rất quan trọng trong việc đọc biểu đồ tiền điện tử. Một biểu đồ giá có thể chụp lại thời khắc của thị trường trong nhiều khung thời gian khác nhau với một loạt các thay đổi từ những chỉ báo kỹ thuật đi kèm. Thế nên, phân tích kỹ thuật sử dụng đa khung thời gian là một điều rất quan trọng.

Các phần mềm hay dịch vụ cung cấp biểu đồ thường sẽ cho phép hiển thị biểu đồ trong khung thời gian từ 1 giây cho đến một tháng. Bạn quyết định sử dụng khung thời gian nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn xác định mình là loại trader nào. Những traders muốn tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng (hay những Scalpers) sẽ giao dịch trên các khung thời gian ngắn đến một phút thậm chí còn ít hơn. Trong các traders giao dịch trong ngày (hay day traders) thì thường sử dụng biểu đồ khung 15 phút, một giờ và 4 giờ. Những traders dài hạn hay các holders thì sẽ chỉ thích sử dụng biểu đồ khung ngày, tuần và tháng.

Đọc biểu đồ giá trên đa khung thời gian sẽ cho bạn một cái nhìn rõ hơn về bức tranh lớn của thị trường và xu hướng chung bao trùm. Đừng quên rằng “Xu hướng là bạn!”.

BTCUSD 2019 Chart Bart Pattern

Các mô hình giá trong thị trường tiền điện tử

Các mô hình giá thường hay xuất hiện trong các biểu đồ tiền điện tử sẽ gợi ý cho bạn những biến động giá trong tương lai một cách dễ dàng hơn. Những mô hình này có thể giúp bạn xác định sự đảo ngược xu hướng, tiếp diễn xu hướng, hay động lượng tăng hoặc giảm của thị trường.

Một số mô hình giá tiêu biểu và đặc điểm của chúng

Sau đây là một số mô hình giá thường được sử dụng khi phân tích giá Bitcoin và các đồng tiền điện tử.

  1. Mô hình đảo chiều: Vai đầu vai (Head and Shoulders), Vai đầu vai ngược (Inverse H&S), Cốc và tay cầm (Cup and Handle), hai đỉnh/hai đáy (Double Top/Bottom), cái nêm tăng (Rising Wedge), cái nêm giảm (Falling Wedge).
  2. Mô hình tiếp diễn xu hướng: Cờ đuôi nheo (Pennants), hình chữ nhật (Rectangles), lá cờ (Flags).
  3. Mô hình song phương: Tam giác cân (Symmetrical Triangles), tam giác tăng (Ascending Triangle), tam giác giảm (Descending Triangle).

Mô hình song phương là loại mô hình giá mà khả năng dẫn đến sự phá vỡ mức giá theo một trong hai hướng là như nhau.

Có nhiều mô hình giá được sử dụng để giao dịch trong thị trường Forex cũng có thể được áp dụng cho thị trường tiền điện tử.

Những mô hình giá thông dụng - Tradingspine.com
Những mô hình giá thông dụng – Tradingspine.com

Có những cách khác để xác định liệu một xu hướng sắp đảo chiều hay sẽ còn tiếp diễn.

  • Đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, đáy mới cao hơn đáy cũ: Mô hình này cho thấy giá vẫn đang tăng và xu hướng tăng vẫn còn giữ vững. Giá vẫn tiếp tục vượt qua mức cao trước đó, và dù đã có hành vi thoái lui nhưng vẫn không thấp hơn mức đáy trước đó.
  • Đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ, đáy mới thấp hơn đáy cũ: Mô hình này cho thấy giá đang giảm và xu hướng giảm vẫn còn nguyên. Giá không thể chinh phục mức cao trước đó, và cứ sau mỗi phần phục hồi lại tạo thêm mức đáy thấp hơn.

Đây là những điều quan trọng mà nhà đầu tư cần chú ý khi xem biểu đồ giá Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác. Vì chúng cung cấp cho bạn một bức tranh tổng thể liên quan đến xu hướng thị trường chung.

Đặc điểm của sự phân kỳ trong phân tích kỹ thuật

Sự phân kỳ có thể quan sát được khi xuất hiện sự bất đồng giữa chỉ báo (Indicators) và giá hay mô hình giá. Trong một xu hướng tăng, sự phân kỳ xuất hiện khi giá thiết lập mức mới cao hơn nhưng chỉ báo thì không, và trong một xu hướng giảm thì sự phân kỳ xuất hiện khi giá thiết lập mức mới thấp hơn nhưng chỉ báo thì không. Và cứ hễ khi nào sự phân kỳ này xuất hiện, thì xác suất đảo chiều hoặc thoái lui sẽ rất cao.

Có những mô hình biểu đồ tiền điện tử khác như Elliot Waves (sóng Elliot). Elliot Waves hoạt động theo nhịp điệu tự nhiên của tâm lý đám đông trên thị trường, biểu hiện thành từng đợt sóng. Ngoài ra còn có các mẫu hình  biến động (fractals), đó là các mẫu lặp đi lặp lại được quan sát thấy thường xuyên trên các biểu đồ Bitcoin. Tuy nhiên, những mẫu hình này nằm ngoài phạm vi của bài viết này.

Xây dựng một hệ thống phân tích kỹ thuật trade coin riêng

Trên đây, chúng tôi đã liệt kê rất nhiều các công cụ để bạn bắt đầu phân tích. Tuy nhiên, khó khăn của bạn sẽ là không biết nên bắt đầu sử dụng cái nào. Nên kết hợp những cái nào. Thế nên, chúng tôi đưa ra một vài gợi ý như sau để bạn tham khảo.

  • Nguyên tắc 1: Bạn phải xây dựng được một hệ thống giao dịch để gắn bó với nó một thời gian. Hệ thống này không phải cứ càng phức tạp thì càng tốt. Nó có thể bắt đầu bằng hai đường trung bình động MA50 và MA200 chẳng hạn. Và cứ thế bạn quan sát nó trong một thời gian dài. Giao dịch demo với nó. Cho đến khi bạn đủ tự tin để hiểu nó và thay đổi thông số phù hợp.
  • Nguyên tắc 2: Thời gian đầu có thể thay đổi các hệ thống giao dịch khác nhau để tìm hệ thống nào phù hợp với bạn. Nhưng để kiếm tiền bạn không thể cứ thay đổi thường xuyên. Mà sẽ đến lúc bạn chọn gắn bó với một hệ thống phân tích kỹ thuật trade coin riêng. Và phát triển chỉ hệ thống đó mà thôi.
  • Nguyên tắc 3: Chẳng có hệ thống phân tích kỹ thuật trade coin nào hiệu quả nếu như không có kỹ luật trade. Nghĩa là bạn phải buộc mình chấp nhận việc chốt lời và cắt lỗ như một chuyện tất nhiên có trong kế hoạch. Cho dù hệ thống của bạn có tốt đến mấy, là không có kỷ luật giao dịch thì cũng sớm thất bại.
Hiện tại, sàn StormGain mà chúng tôi đề xuất, có đầy đủ các công cụ phân tích kỹ thuật như trên. Bạn có thể đăng ký để được thưởng thêm 25USD trong tài khoản.

Các nguồn tham khảo biểu đồ giá tiền điện tử

Hiện tại, có vô số tài nguyên trực tuyến giúp bạn lập biểu đồ tiền điện tử, phân tích kỹ thuật giá bitcoin cũng như các đồng tiền điện tử khác:

Tradingview.comPhần mềm xem biểu đồ giá miễn phí với các chỉ báo cơ bản (nhiều hơn nếu bạn trả phí), có thể tham khảo từ các nhà phân tích hàng đầu.
Babypips.comTrang này hướng đến giao dịch ngoại hối nhưng có nhiều công cụ giáo dục tuyệt vời để tìm hiểu những điều cơ bản về phân tích kỹ thuật và phương pháp đọc biểu đồ.
Twitter.comVới mạng xã hội Twitter, bạn có thể theo dõi các nhà phân tích tiền điện tử hàng đầu trong ngành và có thêm nhiều hiểu biết sâu sắc về thị trường tiền điện tử nói chung.
BeInCrypto.comPhân tích kỹ thuật tốt nhất trong thị trường được cung cấp mỗi ngày.

Để nhận hỗ trợ và thảo luận về giao dịch tiền điện tử, nhận các phân tích thị trường chất lượng, tham gia ngay Telegram của BeInCrypto Việt Nam

Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

d-4q6o_1_400x400.jpg
Viet Anh
Việt Anh là một nhà báo có kinh nghiệm biên soạn tin tức chuyên về tiền điện tử. Quan điểm của anh về đầu tư là "Bạn càng hiểu rõ bản chất và tác động của thông tin, thì rủi ro đầu tư càng giảm". Do đó, các bài viết được anh biên soạn thường khai thác về kinh nghiệm đầu tư, phân tích kỹ thuật chuyên sâu, những chuỗi bài về thuật ngữ trong phân tích kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao.
Chi tiết
Được tài trợ
Được tài trợ