Xem thêm

Các giao dịch Bitcoin được thực hiện như thế nào?

12 mins
Cập nhật bởi SEO
Tham gia cộng đồng giao dịch của chúng tôi trên Telegram
Trong bài viết này, từ ngữ giao dịch Bitcoin sẽ được hiểu về phương diện kỹ thuật, chứ không có nghĩa là hoạt động mua bán đơn thuần. Một giao dịch Bitcoin (Bitcoin transaction) đơn giản là sự chuyển giao giá trị giữa hai ví, được ghi lại trên blockchain. Để gửi Bitcoin cho người khác, người gửi sẽ ghi dấu trên giao dịch đó bằng khóa riêng tư (private key), như là một bằng chứng về quyền sở hữu giá trị muốn gửi. Bitcoin (BTC) đã phát triển nổi bật trong vài năm qua. Tuy nhiên, dù nó phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, thì các giao dịch sẽ luôn là trọng tâm trong hoạt động của nó. Các giao dịch Bitcoin hoạt động như thế nào? Chúng bao gồm những gì? Mất bao nhiêu chi phí để gửi Bitcoin? Hướng dẫn này của chúng tôi là một sự trình bày chuyên sâu và kỹ lưỡng về cách thức giao dịch BTC và lý do tại sao chúng hiện là phương tiện phổ biến cho giao dịch.

Trong bài viết này

  1. Các giao dịch Bitcoin (Bitcoin Transactions) hoạt động như thế nào?
  2. Những đặc điểm của việc chuyển Bitcoin?
  3. Xác nhận giao dịch
  4. Giao dịch Bitcoin cần bao nhiêu xác nhận?
  5. Giao dịch Bitcoin mất bao lâu?
  6. Tại sao một số giao dịch có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường?
  7. Ưu điểm và nhược điểm của giao dịch Bitcoin
Các giao dịch Bitcoin được thực hiện như thế nào?

Các giao dịch Bitcoin hoạt động như thế nào?

Để dễ dàng hơn trong việc hiểu được cách các giao dịch BTC hoạt động thế nào, xin đưa ra một ví dụ minh họa như sau. Hãy tưởng tượng bạn muốn gửi tiền cho một người bạn của bạn. Nếu bạn chọn gửi bằng Bitcoin, thì giao dịch sẽ gồm 3 phần.
  • Một đầu vào (input): một bản ghi địa chỉ của bạn
  • Một số lượng: Là lượng Bitcoin cụ thể mà bạn dự định gửi cho người đó.
  • Một đầu ra (output): khóa công khai của người bạn của bạn – hay là một địa chỉ Bitcoin.
Để gửi Bitcoin, bạn sẽ cần có quyền truy cập vào các khóa công khai (public key) và khóa riêng tư (private key) được liên kết với số lượng Bitcoin cụ thể mà bạn muốn gửi. Về cơ bản, một người sở hữu Bitcoin sẽ có cặp khóa bao gồm:
  • Một khóa công khai (public key) đã có một lượng Bitcoin gửi vào trước đó
  • Một khóa riêng tư (private key) cho phép Bitcoin được gửi đi nơi khác
Các giao dịch Bitcoin được thực hiện như thế nào? Những khóa công khai được gắn kèm trong ví Bitcoin. Địa chí ví chính là biên bản băm của khóa công khai. Bản thân các khóa là sự kết hợp ngẫu nhiên của các số và chữ cái (như là bạn hay gặp trong mật khẩu và tên người dùng của những tài khoản mạng xã hội). Các khóa này là công khai như tên gọi của nó, nên bạn có thể tự do chia sẻ cho người khác nếu muốn – ví dụ khi họ muốn gửi cho bạn một số Bitcoin chẳng hạn. Khóa riêng tư cũng có thiết lập tương tự, nhưng chúng phải luôn được giữ bí mật (riêng tư). Khóa riêng tư được sử dụng để “ký duyệt” một giao dịch. Chúng mang những hình thức khác để khiến nó khó bị bẻ khóa hơn. Nói nôm na cho dễ hiểu, giống như bạn có một hộp thư, thì khóa công khai chính là “cái hộp” mà ai cũng thấy được để bỏ thư vào. Còn khóa riêng tư chính là chìa khóa mà chỉ có bạn mới có để mở hộp thư ra. Khi đó, mặc dù ai cũng có thể gửi thư vào hộp của bạn, nhưng chỉ bạn là người duy nhất có thể lấy nội dung mà thôi. Nếu địa chỉ ví của bạn công khai với công chúng, ví dụ như với các sàn giao dịch và các cá nhân khác, thì mọi người có thể tra cứu địa chỉ của bạn trên blockchain để tìm ra số lượng Bitcoin được lưu trữ trong đó. Nhưng không ai có thể chuyển tiền của bạn đi mà không có sự cho phép của bạn – hoặc, trong trường hợp này là khóa riêng tư của bạn.
  • keyTừ những ví dụ trên, khi bạn muốn gửi một ít Bitcoin cho bạn bè, bạn sẽ sử dụng khóa riêng tư để ký duyệt lên các giao dịch. Khi một lệnh giao dịch được gửi lên mạng lưới, nó sẽ chứa đầu vào (là địa chỉ ví của bạn), số lượng (là bạn muốn gửi bao nhiêu), và đầu ra (địa chỉ ví của bạn bè bạn).
  • Từ đó, giao dịch sẽ được phát trên mạng lưới Bitcoin, các thợ mở (miners) sẽ xác minh rằng các khóa của bạn có thể truy cập vào các khoản tiền mà bạn yêu cầu kiểm soát. Đây là một phần của quá trình khai thác.

Những đặc tính của các giao dịch Bitcoin

Từ những giải thích cho đến giờ, chúng ta có thể học thêm được một số đặc tính của những giao dịch Bitcoin, như sau:

1. Giao dịch Bitcoin là không thể đảo ngược

Khi một giao dịch đã được xác nhận, đảo ngược nó là điều không thể. Vì không có một thực thể trung tâm nào có quyền kiểm soát mạng lưới, nên tất cả các giao dịch đều được thực hiện xong một lần. Dĩ nhiên, nhược điểm của đặc tính này là bạn sẽ không có được sự giúp đỡ nào nếu bạn gửi nhầm tiền cho người nhận sai. Một khi tiền rời khỏi ví của bạn, bạn không thể thu hồi. Giao dịch Bitcoin là không thể đảo ngược

2. Giao dịch Bitcoin có tính ẩn danh

Các giao dịch Bitcoin và tài khoản ví Bitcoin không được kết nối với một danh tính thực tế của ai cả. Địa chỉ ví của bạn chỉ là một chuỗi gần 30 ký tự. Nó có thể theo dấu và phân tích luồng giao dịch, nhưng việc kết nối với một danh tính trong thế giới thực lại là điều không thể.

3. Giao dịch Bitcoin có thể được thực hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu

Một giao dịch Bitcoin có thể được thực hiện gần như ngay lập tức trên mạng lưới Bitcoin. Vì Blockchain là một mạng lưới các máy tính trên khắp thế giới, các giao dịch có thể được gửi đi bất cứ nơi đâu. Bạn có thể gửi tiền chi phí cho người hàng xóm bạn ăn tối chung vào ngày mai hoặc một ai đó cách xa bạn nửa vòng trái đất. Giao dịch Bitcoin có thể được thực hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu

4. Giao dịch Bitcoin có tính bảo mật

Tất cả các quỹ Bitcoin đều bị khóa lại trong một hệ thống mật mã. Chỉ có những chủ sở hữu của khóa riêng tư mới có thể gửi Bitcoin đến một địa chỉ ví khác. Một khi Bitcoin đã được gửi đi, chúng sẽ được phát lên mạng lưới, các thợ mở (miners) sẽ xác nhận tính hợp lệ của giao dịch trước khi thêm chúng vào blockchain. Quá trình phi tập trung này đảm bảo rằng không ai có thể chiếm đoạt các giao dịch của bạn khi chúng đang được thực hiện và chuyển hướng số tiền của bạn.

Xác minh giao dịch là gì, nó hoạt động như thế nào?

Với giao dịch Bitcoin, cứ khoảng 10 phút một lần, một khối (block) mới sẽ được thêm vào chuỗi (chain). Nhưng việc xác minh giao dịch hoạt động như thế nào? Khi bạn ký duyệt một giao dịch với khóa riêng tư của mình, giao dịch đó sẽ được gửi đi và chờ đợi tại một mempool để các miner xác nhận. Xác minh giao dịch là gì, nó hoạt động như thế nào?

Mempool là gì?

Mempool là gì?Mempool đơn giản là một khu vực mà các giao dịch sẽ chờ đợi để được xác minh bởi một node (dịch là nút, hiểu nôm na là như một máy tính trong mạng lưới). Giao dịch sẽ chờ đợi cho đến khi một thợ mỏ (miner) chọn nó và xác nhận nó vào khối (block). Nếu giao dịch chưa được thợ mỏ chọn lấy thì nó sẽ vẫn nằm trong nhóm các giao dịch chưa được xác nhận. Khi đó, về cơ bản, chúng sẽ nằm trong danh sách nhóm các giao dịch đang chờ xác minh. Những thợ mỏ (miners) sẽ chọn các giao dịch từ nhóm này và tạo chúng thành một khối (block) – khối đó được xem như là tập hợp các giao dịch được gửi tới mạng lưới.

Các khối và thuật toán PoW

Trước khi một giao dịch được gộp vào trong một khối (block), thợ mỏ sẽ đảm bảo giao dịch đó là hợp lệ. Họ đảm bảo điều đó bằng cách kiểm tra xem ví của người gửi có đủ tiền để thực hiện giao dịch hay không. Một khi giao dịch đã được thêm vào khối, thợ mỏ cần tìm một chữ ký hợp lệ trước khi có thể thêm khối đó vào blockchain. Toàn bộ điều này được thực hiện bằng một thuật toán gọi là ‘proof of work’ (PoW – hay còn được dịch là bằng chứng công việc). Thuật toán này có nhiệm vụ giải các bài toán phức tạp để giúp các thợ mỏ tìm kiếm một chữ ký đủ điều kiện. Các khối và thuật toán PoW Một khi thợ mỏ đã tìm thấy chữ ký hợp lệ, khối và chữ ký đó sẽ được phát lên mạng lưới cho các thợ mỏ khác. Những thợ mỏ khác cũng sẽ xác minh tính hợp lệ của chữ ký (nghĩa là số lượng xác minh này nhiều hơn một). Nếu tất cả các xác minh đều cho kết quả hợp lệ, nghĩa là đã đạt được một sự đồng thuận nhất định để đưa khối đó vào blockchain. Và khi một khối như thế được thêm vào mạng lưới, nó sẽ được phân phối đến các nút (node), và được lưu trữ vào dữ liệu giao dịch của các nút đó.

Xác nhận khối

Sau khi một khối (block) đã được thêm vào blockchain, thì các khối khác tiếp tục thêm vào sẽ được xem như là một “sự xác nhận” đối với chính khối đó. Ví dụ, nếu giao dịch của bạn được bao gồm trong khối thứ 400 và blockchain hiện dài 403 khối, điều đó có nghĩa là giao dịch đó của bạn đang có 3 xác nhận. Nó gọi là xác nhận vì mỗi khi các thợ mỏ thêm một khối mới tiếp theo nó, blockchain lại đạt được thêm một sự đồng thuận nữa về khối và tập hợp các giao dịch trong đó. Điều đó cũng có nghĩa, xác nhận càng nhiều, các giao dịch càng khó bị thay đổi. Xác nhận khối

Giao dịch Bitcoin cần bao nhiêu xác nhận?

Thật tuyệt khi lần đầu tiên bạn thực hiện một giao dịch Bitcoin với bạn bè mình. Nhưng có thể, bạn sẽ không chắc liệu họ có nhận hay không, và không rõ sẽ mất bao lâu để đến tay người nhận. Làm thế nào để bạn theo dõi được khoản tiền đó để biết nó đã được xác nhận hay chưa. Và đây là lúc Block Explorer sẽ phát huy tác dụng. Để bắt đầu, hãy truy cập Block Explorer, nhập mã số TXID trong thanh tìm kiếm. TXID là một mã số nhận dạng giao dịch, được sử dụng để theo dõi các giao dịch trên blockchain. Đừng nhầm lẫn TXID với địa chỉ ví. TXID cho bạn biết sự vận động của giao dịch trong mạng lưới tiền điện tử. Với TXID, bạn sẽ luôn có thể tìm được trạng thái của giao dịch, chi phí của giao dịch, giá trị của giao dịch và những thứ liên quan khác.

Giao dịch Bitcoin mất bao lâu?

Lý tưởng nhất, một giao dịch Bitcoin nên được xác nhận trong vài phút. Tuy nhiên, đôi khi bạn phải chờ lâu hơn để xác nhận và nhận được tiền. Giao dịch Bitcoin mất bao lâu?

Tại sao một số giao dịch Bitcoin có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường?

Để giải thích điều này, trước tiên điều quan trọng cần lưu ý là mọi giao dịch trên  Bitcoin blockchain sẽ cần được xác minh bởi các thợ mỏ. Để làm được thế, các thợ mỏ cần phải nhóm các giao dịch thành các khối và thêm các khối vào blockchain. Đôi khi, các giao dịch mất nhiều thời gian hơn để xác minh, do lưu lượng truy cập trên mạng lưới, khiến hàng ngàn giao dịch không được xác nhận trong nhiều giờ. Transactions Per DayCác thợ mỏ cũng ưu tiên xác nhận những giao dịch được trả mức chi phí cao hơn. Mỗi khi bạn thực hiện giao dịch gửi, nó sẽ bao gồm một khoản phí gọi là “miner fee”, nó như một khoản ưu đãi cho những thợ mỏ nhằm trả công cho những gì họ đã đóng góp trên mạng lưới. Nếu bạn muốn giao dịch của mình rời khỏi mempool nhanh chóng, bạn cần trả thêm một khoản phí sao cho phù hợp với những giao dịch của mình. Tại sao một số giao dịch Bitcoin có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường? Một lý do khác khiến cho một số giao dịch không được xác nhận kịp thời, là vì giao thức đã đặt ra giới hạn cho kích thước khối tối đa là 1MB. Điều này gây nên sự giới hạn số lượng tối đa các giao dịch có thể đưa vào khối mỗi lần. Giới hạn này cũng làm chậm thời gian xác nhận của cả mạng lưới Bitcoin nói chung.

Ưu điểm và nhược điểm khi giao dịch Bitcoin

Như đã trình bày, Bitcoin đã phát triển đáng kể để trở thành một phương thức thanh toán thực tế. Nhiều công ty đã đẩy mạnh cơ sở hạ tầng và xem nó như một tài sản. Câu hỏi mà những người mới tìm hiểu đặt ra là, tại sao nhiều người đang lựa chọn sử dụng Bitcoin như một phương thức thanh toán tiện dụng? Làm sao mà phương thức này có thể nhanh hơn các ngân hàng xuyên biên giới? Quan trọng hơn, nếu nó tốt như vậy tại sao cho đến nay vẫn chưa được áp dụng đại trà?

Ưu điểm của việc sử dụng Bitcoin để giải quyết các giao dịch

1. Quyền tự chủ

Bitcoin cho phép người dùng chuyển tiền trong khi vẫn duy trì tính ẩn danh, ít nhất là trên lý thuyết – một điều mà các phương thức chuyển tài sản truyền thống không thể cho phép. Quyền tự chủ

2. Chuyển tiền ngang hàng (peer-to-peer)

Với Bitcoin, người dùng có thể gửi và nhận thanh toán đến và từ bất kỳ ai mà không cần sự chấp thuận từ bất kỳ cơ quan trung ương nào.

3. Không phí ngân hàng

Bạn có thể lưu trữ Bitcoin của mình trong ví mà không phải trả phí bảo trì cho bất kỳ ai. Phần lớn các khoản phí với BTC chỉ là phí rút tiền (trên các sàn giao dịch). Các khoản phí này sẽ không áp dụng nếu bạn lưu trữ tiền của mình trên ví Bitcoin độc lập. Như vậy, bạn sẽ không còn phải bận tâm các khoản phí khác mà các ngân hàng và bộ xử lý thanh toán vẫn thường áp đặt. Không phí ngân hàng

4. Nhanh chóng và chi phí thấp khi thanh toán quốc tế

Một lợi ích đáng kể khác của Bitcoin là chi phí cực kỳ thấp đối với các giao dịch xuyên biên giới. Vì không có một cơ quan trung gian hay chính phủ nào tham gia, nên chi phí giao dịch thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, vì các giao dịch thường diễn ra gần như ngay lập tức, bạn không cần phải đối phó với bất kỳ thủ tục nhiêu khê nào. Nhanh chóng và chi phí thấp khi thanh toán quốc tế

Nhược điểm của giao dịch Bitcoin

1. Giao dịch có thể chậm

Có những trường hợp giao dịch mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Điều này thường xảy ra khi lưu lượng giao dịch trên mạng lưới quá nhiều. Ví dụ, nếu bạn đang tìm cách thanh toán bằng Bitcoin tại một cửa hàng bán lẻ, thì bạn không thể chờ đợi quá lâu cho đến khi giao dịch được xác nhận và hoàn tất.

2. Tính biến động

Thị trường Bitcoin có những biến động rất đặc trưng, ảnh hưởng đến việc sử dụng nó trong thanh toán và giao dịch bán lẻ. Việc một cửa hàng nhận được thanh toán 10.000 đô la Bitcoin cho một mặt hàng, không nhất thiết có nghĩa là họ có 10.000 đô la vào thời điểm giao dịch hoàn tất. Biến động giá thường xuyên là điều bắt buộc đối với các nhà đầu tư nhưng lại gây khó khăn trong thanh toán.
Những nền tảng giao dịch Crypto tốt nhất tại Việt Nam | Tháng 4 năm 2024

Trusted

Tất cả thông tin có trên trang web của chúng tôi được xuất bản một cách thiện chí và chỉ dành cho mục đích thông tin chung. Người đọc tự trách nhiệm với bất kỳ hành động nào thực hiện đối với thông tin được tìm thấy trên trang web của chúng tôi.
Tại Learn, ưu tiên của chúng tôi là cung cấp thông tin chất lượng cao. Chúng tôi dành thời gian để xác định, nghiên cứu và tạo ra nội dung giáo dục hữu ích cho độc giả.
Để duy trì tiêu chuẩn này và tiếp tục tạo ra nội dung tuyệt vời, các đối tác của chúng tôi có thể thưởng cho chúng tôi một khoản hoa hồng cho các vị trí trong bài viết của chúng tôi. Tuy nhiên, những khoản hoa hồng này không ảnh hưởng đến quy trình tạo nội dung không thiên vị, trung thực và hữu ích của chúng tôi.

7834febbd30c68738fa1a9b9a4459ca1?s=120&d=mm&r=g
Jimmy Aki
Hiện đang sinh sống và làm việc tại Anh, Jimmy đã theo dõi sự phát triển của blockchain trong vài năm qua. Anh luôn lạc quan về tiềm năng dân chủ hóa hệ thống tài chính của nó. Jimmy là một nhà nghiên cứu kinh tế với kinh nghiệm thực tiễn xuất sắc trong lĩnh vực phân tích, dự báo và lập kế hoạch tài chính kinh tế vĩ mô. Anh luôn trau dồi kỹ năng của mình khi làm việc xuyên lục địa với tư cách là một nhà phân tích tài chính, điều này mang lại cho Jimmy kinh nghiệm phong phú. Jimmy có niềm đam...
Chi tiết